Đề xuất giải pháp cho thị trường vàng

Trong đó, Hiệp hội Vàng đề xuất, linh hoạt XNK vàng, giảm thuế XK, tăng thuế NK, thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia, cho phép giao dịch lại vàng tài khoản ở nước ngoài…

Thuế xuất khẩu 10% là quá cao

Mức thuế đối với hoạt động XNK vàng hiện nay theo quy định mới được Bộ Tài chính ban hành là 0% đối với vàng NK và 10% đối với vàng XK. Tuy nhiên, Hiệp hội Kinh doanh vàng VN cho rằng, mức thuế NK vàng hiện hành 0% có thể tăng lên 0,5% để có đóng góp cho NSNN. Đồng thời, giảm thuế XK vàng xuống mức 0% như trước đây hoặc là 0,5% là hợp lý.

Bởi vì, hiệp hội cho rằng, mức 10% là quá cao, trong khi tỉ suất lợi nhuận của hoạt động kinh doanh vàng không vượt qua mức 1%. “Với mức thuế 10% thì có thể khẳng định không một DN nào có thể XK được và sẽ càng làm cho hoạt động XK lậu vàng diễn biến phức tạp và nghiêm trọng hơn” - văn bản kiến nghị của hiệp hội viết.

Thời gian qua, hoạt động XNK vàng được cấp theo “quota” của NHNN và trong một hạn mức thời gian. Cơ chế cấp giấy phép NK này, Hiệp hội Vàng cho rằng, chưa có tác dụng bình ổn giá về lâu dài. Mà ngược lại, việc hạn chế NK vàng đã làm cho giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới, dẫn tới hiện tượng mua gom USD tự do nhập lậu vàng, từ đó tác động tới thị trường ngoại tệ và tỉ giá.

Trước lo ngại nhập vàng làm tăng nhập siêu bởi 80% nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh vàng trong nước là NK, hiệp hội khẳng định không ảnh hưởng tới nhập siêu, ngoại tệ dùng để NK vàng chính ngạch cũng thấp hơn để NK hàng tiêu dùng xa xỉ, ôtô, xe máy...

Trước đó, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cũng thừa nhận, nước ta không phải là một nước sản xuất vàng, số vàng có được đều có nguồn gốc NK từ nước ngoài và có tính chuyển đổi ra ngoại tệ rất cao. Như vậy, vàng miếng còn là ngoại tệ mà ta có cả chế độ quản lý ngoại hối trong khi đó pháp luật hiện hành của ta coi vàng miếng là hàng hóa thông thường, lưu hành như mọi hàng hóa khác.

Do đó, nếu linh hoạt trở lại việc XNK vàng, hiệp hội đề xuất tập trung vào những DN có khả năng tài chính, có kinh nghiệm và mạng lưới sản xuất kinh doanh đủ điều kiện bình ổn thị trường. Hạn mức được cấp phù hợp với cầu của thị trường và khả năng cân đối ngoại tệ của DN.

Đề xuất giải pháp cho thị trường vàng, Tài chính - Bất động sản, gia vang, gia vang hom nay, tai chinh, kinh te, xuat khau vang

Hiệp hội Kinh doanh vàng VN cho rằng, mức thuế NK vàng hiện hành 0% có thể tăng lên 0,5% để có đóng góp cho NSNN. (Ảnh minh họa).

Khởi động lại vàng tài khoản nước ngoài

Đây là nội dung cuối cùng được Hiệp hội kinh doanh vàng kiến nghị trong văn bản gửi Thủ tướng. Tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài đã bị đóng cửa và tất toán từ tháng 6-2010. Do đó, việc thông thương giữa hai thị trường vàng trong và ngoài nước chỉ được thực hiện qua XNK vàng vật chất.

Kiến nghị việc cho khởi động lại vàng tài khoản ở nước ngoài, hiệp hội cho rằng, nghiệp vụ kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, giúp các NHTM và DN cân đối trạng thái, qua đó phòng ngừa rủi ro biến động giá thông qua các công cụ phái sinh mà không nhất thiết phải thực hiện XNK vàng. “Với nghiệp vụ này, DN sẽ tiết kiệm được ngoại tệ trong kinh doanh vì theo thông lệ quốc tế thì chỉ cần ký quỹ 7% chứ không phải bỏ ra 100% lượng ngoại tệ để NK như hiện nay.

Vì vậy, xem xét cấp phép trở lại song song với việc xây dựng quy chế chặt chẽ đối với hoạt động này là rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh vàng của các NHTM và DN” - hiệp hội phân tích. Việc cho phép mở tài khoản giao dịch vàng ở nước ngoài, theo đó cũng chỉ nên giới hạn đối với các DN có thị phần kinh doanh lớn, có đủ kinh nghiệm và chuyên gia.

 

NHNN: Tập trung đầu mối quản lý vàng

Hiện chức năng quản lý nhà nước về vàng còn bị phân tán, do đó tạo ra nhiều kẽ hở. Theo quy định tại Luật NHNN, NHNN có chức năng quản lý hoạt động kinh doanh vàng, nhưng theo các qui định hiện hành, NHNN chỉ có chức năng quản lý về vàng đối với các loại hình hoạt động: XNK vàng nguyên liệu dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng; sản xuất vàng miếng; huy động và cho vay bằng vàng của các TCTD; quản lý vàng trong dự trữ ngoại hối nhà nước.

Các hoạt động khác: Hoạt động kinh doanh vàng miếng trên thị trường do các sở KHĐT cấp phép; Bộ Công Thương quản lý thị trường; XNK qua hải quan của Bộ Tài chính; quản lý chất lượng của Bộ KHCN. Bên cạnh đó, vàng miếng SJC (chiếm trên 80% thị phần vàng miếng cả nước) hầu như có đầy đủ các chức năng của một đồng tiền thứ hai trên lãnh thổ VN: Thước đo giá trị, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán, tự do lưu thông, chuyển đổi, mua bán. Đã là tiền tệ thì phải là hàng hóa đặc biệt do NH trung ương quản lý, từ khâu phát hành đến lưu thông.


Giày Đại Phát solution
Số người online:
3991
Số người truy cập:
12003711